Lịch sử Bộ Liên lạc Đối ngoại Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc

Ban liên lạc đối ngoại Uỷ ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc thành lập vào năm 1951 và chịu trách nhiệm giám sát quan hệ với các Đảng Cộng sản ở nước ngoài, đặc biệt là Đảng Cộng sản Liên Xôkhối Warszawa. Sau sự kiện chia cắt Trung - Xô, nhiệm vụ của Ban liên lạc đối ngoại Uỷ ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc thành nên trọng yếu hơn bởi vì Đảng Cộng sản Trung Quốc bắt đầu tìm kiếm những người ủng hộ tích cực hơn để ủng hộ địa vị của mình giữa các Đảng Cộng sản hoạt động ở nước ngoài.[1] Sau đó, Đảng Cộng sản Trung Quốc giữ liên lạc với các chính đảng mang tư tưởng Mao Trạch Đông trên toàn thế giới và thường cố gắng kích động các cuộc cách mạng nước ngoài bằng cách bơm quỹ và nguồn lực vào phe tả và đoàn thể phản nghịch.[2][3] Từ năm 1962 đến nửa đầu của Đại cách mạng văn hoá, quan hệ đối ngoại chủ yếu do Khang Sinh thực hiện thay mặt cho Ban Thường vụ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Dưới sự lãnh đạo của Đặng Tiểu Bình vào những năm 1980, Ban liên lạc đối ngoại Uỷ ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đã mở rộng sứ mệnh của mình, bao gồm việc nuôi dưỡng mối quan hệ với các đảng không thuộc cộng sản và giải phóng khỏi các mục tiêu cách mạng rõ rệt. Trong thời kì này, Ban liên lạc đối ngoại Uỷ ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc cố gắng thiết lập mối liên hệ với "bất kì chính đảng nước ngoài nào muốn hội kiến với Đảng Cộng sản Trung Quốc".[2] Với sự kết thúc của chiến tranh Lạnhsự phân rã của Liên Xô, Ban liên lạc đối ngoại Uỷ ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đã trở nên quan trọng hơn khi nó mở rộng sứ mệnh của mình để liên kết các chính đảng trong quang phổ chính trị.[1]